Đi rừng núi thì đi bộ trek hay chạy trail gì tùy thói quen sử dụng để chọn vớ/tất:
- vớ dầy (êm hơn vớ mỏng) hoặc vớ mỏng
- vớ cổ cao hay cổ thấp nhưng bắt buộc cổ vớ phải cao hơn cổ giày (vì cổ giày địa hình khá cứng để hỗ trợ tốt hơn khi đi địa hình vốn hiếm khi bằng phẳng)
Loại nào cũng phải tuyệt đối là KO COTTON dù 10% cũng ko nên. Đó là cơ bản nhất!
- giúp chống chân di chuyển cọ trượt bên trong giày(nhờ có các VÒNG TRÒN BẰNG SILICON giúp tạo độ bám cho bàn chân & các ngón chân ko xê dịchnhiều bên trong giày)
- có xử lý ANTI-BLISTER hoặc No Friction (giúp giảm phát sinh ma sát do quá trình chạy, bàn chân liên tục cọ sát với vớ và giày, từ đó giúp giảm bị phồng rộp da Blister)
- loại vớ cao cấp : mặt trước vớ có in L đánh dấu Left (bên trái) và R Right (bên phải) giúp ôm sát mỗi bên bàn chân
+ cụ thể là tùy vị trí trên cùng 1 chiếc vớ mà độ dầy mỏng & cách dệt sớ vải chéo hay caro hay dọc... khác nhau giúp đảm bảo ôm sát bàn chân và độ êm mà vẫn nhanh khô ráo
===>ngoài ra điều này còn giúp vớ ôm sát theo hõm lòng bàn chân hơn, ít bị xê dịch hơn....
- giúp ko sợ đường chỉ may hằn lên da bàn chân gây khó chịu
Các loại vớ cao cấp dù chuyên cho địa hình thì dùng cho tp là dư sức, như xe địa hình chạy tp được, xe tp ko chạy dốc rừng núi được.
******** LƯU Ý khi chọn size vớ:
- đối chiếu với size các loại giày ôm sát bàn chân, vd như giày Tây, giày da, giày mọi, giày búp bê, cao gót... vì vớ cần ôm sát bàn chân, nên lấy theo size bàn chân, ko phải size giày thể thao vì hay có trừ hao dư mũi.
- chú ý vớ loại cao cấp (có chia ra chiếc bên trái & phải) thì luôn đúng size, còn loại vớ tiêu chuẩn ko chia trái phải thì phải theo dáng bàn chân ĐỂ XEM CÓ CẦN HẠ SIZE vớ xuống hay ko